Tái hiện vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Nam bằng cả trái tim, những họa sĩ nổi tiếng Việt Nam đã tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật nhưng vẫn mang đậm hồn cốt Việt. Cùng reagleplayers.com tìm hiểu rõ hơn và các tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ nước nhà nhé.
I. 6 họa sĩ nổi tiếng Việt Nam có ảnh hưởng nhất
1. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Nguyễn Gia Trí là người đi đầu trong việc đưa tranh sơn mài trang trí thành những tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất. Ông còn được mệnh danh là “cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”. Ông là người đã tìm ra linh hồn của tranh sơn mài truyền thống và biến chúng trở nên lộng lẫy đài các chứ không còn tầm thường. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được giới họa sĩ công nhận như những bảo vật và cấm đem ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Những tác phẩm chính của ông bao gồm: Thiếu nữ trong vườn, Vườn xuân Trung Nam Bắc, Thiếu nữ bên hoa phù dung. Trong đó tác phẩm Vườn xuân Trung Nam Bắc được ghép từ 9 mảnh ván làm vóc đạt rất nhiều kỷ lục ở thời điểm đó là: kích thước lớn nhất, phối hợp nhiều chất liệu truyền thống. Tác phẩm này đã được nhà nước mua với giá 100.000 USD tương đương 600 triệu đồng thời điểm đó. Được biết họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã sáng tác Vườn xuân Trung Nam Bắc trong gần 20 năm và đây là tác phẩm cuối cùng của ông.
2. Họa sĩ Nguyễn Tường Lân
Là một trong những tứ kiệt một thời là “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” ông rất đặc biệt ở điểm mặc dù thuần thục hầu hết các chất liệu như:sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, chì than..nhưng Nguyễn Tường Lân đã sớm phá cách để đi đến phong cách nghệ thuật trừu tượng hóa.
Nguyễn Tường Lân tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và mở xưởng vẽ tại Hà Nội. Dù có rất nhiều những tác phẩm kiệt xuất, nhưng do loạn lạc chiến tranh nên hiện tại những tác phẩm của ông còn sót lại rất ít. Đây cũng là một phần lý do khiến hình ảnh của ông mờ nhạt trong nhóm tứ kiệt, dù Nguyễn Tường Lân là một họa sĩ kỳ tài của Việt Nam.
3. Họa sĩ Tô Ngọc Vân
Trong danh sách các họa sĩ nổi tiếng Việt Nam không thể không nhắc đến Tô Ngọc Vân. Ông là người góp công lớn đầu tiên trong việc sử dụng tranh sơn dầu ở Việt Nam, bằng tay nghề khéo léo và tỉ mỉ ông đã lột tả được vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ qua tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ vào năm 1943.
Kiệt tác Thiếu nữ bên hoa huệ được Tô Tử (nghệ danh của Tô Ngọc Vân) sáng tác khi đang giảng dạy tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Nội dung tác phẩm mô tả cảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách đầy duyên dáng, khơi gợi về phía lọ hoa huệ trắng toát. Màu sắc tác phẩm toát lên một nét buồn dịu nhẹ, điều đáng tiếc là hiện tại tác phẩm bị trôi dạt vẫn chưa rõ tung tích.
4. Họa sĩ Nguyễn Tường Lân
Họa sĩ Nguyễn Tường Lân là một trong bộ tứ họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam: “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn”. Ông được biết đến với khả năng sử dụng thuần thục và phong phú các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu và chì than.
Ông được xem là một trong số ít các họa sĩ đương thời có khả năng đưa các màu nguyên chất vào một sự hài hòa mang tính hư cấu, tượng trưng, giản dị và nhã nhặn, kể cả đối với tranh lụa. Ngay từ thập niên 1940, bằng nhịp điệu phóng khoáng của những vệt bút lớn chạy trên sơ đồ trang trí, Nguyễn Tường Lân đã sớm phá cách để đi đến phong cách nghệ thuật trừu tượng hóa. Ông học khóa 04 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau khi tốt nghiệp, ông mở xưởng vẽ tại Hà Nội.
Do tác động của chiến tranh, không còn nhiều thông tin và tư liệu về họa sĩ, tranh của ông còn sót lại cũng rất ít. Mặc dù sáng tác được nhiều tác phẩm nhưng số lượng tranh còn giữ lại được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có lẽ cũng chính vì vậy mà hình ảnh và chỗ đứng của ông trong bộ tứ khá mờ nhạt, mong manh dù rằng ông là một họa sĩ kỳ tài của đất nước.
5. Họa sĩ Bùi Xuân Phái
Nếu phải kể đến họa sĩ gắn tên tuổi mình với tranh phố thì phải kể đến Bùi Xuân Phái. Tranh phố của ông vừa cổ kính lại đậm chất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt rất riêng biệt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Người yêu mỹ thuật trìu mến đặt tên cho những bức họa cái tên “Phố Phái” như để khẳng định thương hiệu tranh phố đã gắn liền với tên tuổi của Bùi Xuân Phái tự bao giờ.
Loạt tranh phố cổ làm nên thương hiệu tranh ông được biết đến qua các bức vẽ Hà Nội 36 phố phường, trong đó, họa sĩ đã vẽ lại hình ảnh các con phố cổ Hà Nội như: Phố Ô Quan Chưởng, phố Mã Mây, phố Hàng Muối, phố Hàng Mắm, phố Phất Lộc, phố Chợ Gạo, phố Ngõ Gạch, phố Thuốc Bắc, hồ Hoàn Kiếm…
Bùi Xuân Phái là họa sĩ chuyên về tranh sơn dầu, các mảng màu trong tranh phố Pháo thường có đường viền đậm nét, phố không chỉ trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngoài đề tài phố cổ, họa sĩ cũng khai thác ở những mảng đề tài khác như: chèo, chân dung, nông thôn, tranh nude, tranh tĩnh vật… và gặt hái rất thành công.
6. Họa sĩ Trần Văn Cẩn
Trần Văn Cẩn ( 1910 – 1994) là họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam có tác phẩm “Em Thúy” được công nhận là Bảo vật quốc gia. Ông tốt nghiệp khóa VI trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và từng giữ cương vị Tổng Thư ký Hội Mỹ Thuật Việt Nam.
Ông là người có công lớn trong việc xây dựng phong trào và xây dựng phương hướng của mỹ thuật Việt Nam. Không chỉ có tác phẩm “Em Thúy”, danh họa Trần Văn Cẩn còn có rất nhiều tác phẩm được đánh giá cao và được công chúng biết đến rộng rãi như: Gội đầu, Gánh lúa, Tát nước đồng chiêm, Bộ đội xây dựng cầu…
II. Kết luận
Trên đây là danh sách những họa sĩ nổi tiếng Việt Nam mà chuyên mục nghệ thuật tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích.