Tranh sơn mài là loại hình nghệ thuật đã có từ lâu đời và vẫn được yêu thích đến thời điểm hiện tại. Đối với những người mới tiếp xúc thì vẫn còn chưa hiểu chính xác về tranh sơn mài là gì? Hôm nay, reagleplayers.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này qua bài viết sau đây.
I. Sơn mài là gì?
Sơn mài là gì? Một trong những chất liệu khá quen thuộc được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hội họa. Tại nước ta, sơn mài không chỉ đơn thuần là một chất liệu mà nó còn là thành quả của sự nỗ lực tìm tòi và nghiên cứu của các nghệ nhân làng sơn thủ công trong nhiều năm.
Các họa sĩ tài năng tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã phát hiện ra các vật liệu màu có thể sử dụng từ tre, trứng hoặc vỏ ốc vào đầu thập niên 1930. Những vật liệu đậm chất quê hương Việt Nam này có thể kết hợp cùng nghệ thuật sơn mài để tạo ra những tác phẩm sơn mài tuyệt vời. Và từ đó, sơn mài đã trở thành một chất liệu quen thuộc và ưa chuộng ở nước ta.
II. Tranh sơn mài là gì?
Theo lịch sử Việt Nam, những vết tích sớm nhất về sơn mài đã được tìm thấy cách đây hàng trăm năm. Người dân đã phát hiện ra mủ cây sơn và dùng để trét thuyền, tiếp đến qua các triều đại Lê, Lý Trần đã lưu giữ được rất nhiều cổ vật hay đất đều được sơn son thếp vàng.
Từ khi các họa sĩ Việt Nam bắt đầu sử dụng các chất liệu màu mới, nghệ thuật sơn mài Việt Nam mới chính thức phát triển rực rỡ. Có thể định nghĩa tranh sơn mài là loại tranh sử dụng các chất liệu truyền thống trong kỹ thuật làm đồ sơn mài như: sơn then, sơn cánh gián cùng cá loại sơn, bạc thếp, vỏ trai… làm nguyên liệu để vẽ tranh.
Để tạo ra một bức tranh sơn mài hoàn chỉnh, các nghệ nhân sơn mài truyền thống thường mất rất nhiều thời gian, trung bình mất khoảng 6 tháng. Quả thực, những ai không có tình yêu và tâm huyết với nghệ thuật rất dễ bỏ cuộc. Nếu người chơi tranh biết giữ gìn, nâng niu thì giá trị sử dụng của tranh sẽ lâu dài.
III. Những bức tranh sơn mài nổi tiếng của Việt Nam
1. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí được mệnh danh là “cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”. Tại sao lại khẳng định như vậy? Bởi trước kia ranh sơn mài chỉ được sử dụng như một chất liệu trang trí truyền thống. Những bức tranh ở giai đoạn này thường mang nét trầm lặng, cổ kính với những đường nét tỉ mỉ và trau chuốt từng chi tiết nhỏ nhất. Thế nhưng, ở họa sĩ Nguyễn Gia Trí thì ngoại lệ, ông vượt qua khuôn khổ, đưa những đường nét tự do, ngạo nghễ vào trong tranh của ông. Những đường nét đời thường như khóm tre, bụi chuối, hồ sen,… bỗng chốc trở nên thật kỳ ảo và khác biệt như vừa bước ra từ những bộ truyện cổ tích. Dưới đây là một số tác phẩm để đời của ông:
2. Họa sĩ Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng là họa sĩ tiêu biểu tiếp theo của loại hình nghệ thuật tranh sơn mài. Ông đã làm một cuộc thay đổi mới, tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực sơn dầu, đặc biệt là sơn mài. Họa sĩ đã vận dụng thành công phong cách nghệ thuật hội họa hiện đại của Châu Âu nhưng không bỏ đi nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam.
Nhìn chung, các tác phẩm của ông là sự kết hợp độc đáo và hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc. Nghệ thuật của ông có tầm cỡ, chúng truyền tải những thông điệp rõ ràng về sự tồn tại của con người và tiềm năng sáng tạo hiện đại to lớn. Một số tác phẩm đề đời của ông:
3. Họa sĩ Phan Kế An
Là người có tài năng ở nhiều thể loại và chất liệu tranh như sơn mài, lụa, khắc gỗ… Tranh của họa sĩ thường tái hiện chân thực hiện thực cuộc sống, kháng chiến và khung cảnh sinh hoạt của người dân trung du miền núi. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Nhớ một chiều Tây Bắc, Gặt ở Việt Bắc, Những đồi cọ…
4. Họa sĩ Nguyễn Khang
Hầu hết các tác phẩm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Khang đều mang vẻ đẹp tinh tế, sâu lắng và thể hiện tư tưởng tốt đẹp về Tổ quốc và con người kháng chiến. Trong thời kỳ chiến tranh, ông đã nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật trang trí và có đóng góp to lớn cho giáo dục và xây dựng ngành mỹ thuật nước ta. Một số tác phẩm tranh sơn mài nổi bật của họa sĩ phải kể đến như: Mường mến yêu, Đánh cá đêm trăng, Thú vui nông thôn…
5. Họa sĩ Trần Đình Thọ
Những bức tranh sơn mài của ông được sáng tác bằng tất cả sự tỉ mỉ, được chế tác theo phong cách truyền thống, phản ánh hoạt động sản xuất, các cuộc đấu tranh và phong cảnh quê hương của ông. Nhiều bức tranh phong cảnh của ông đạt chất lượng nghệ thuật cao và được đông đảo công chúng yêu thích.
IV. Kết luận
Sơn mài là một trong những chất liệu hội họa của ngành mỹ thuật Việt Nam. Tranh sơn mài là kết quả của sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật nghề sơn thủ công truyền thống thành kỹ thuật sơn mài. Hy vọng bài viết chuyên mục nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức về loại hình nghệ thuật độc đáo này.